Theo Tổ chức Di cư quốc tế (IOM), tình trạng lừa đảo tuyển dụng trực tuyến đối với công dân Việt Nam chủ yếu xảy ra tại một số quốc gia như Campuchia, Lào, Myanmar, Philippines, Malaysia (thường thông qua Thái Lan), thường làm việc tại các sòng bài hoặc cơ sở game online.
Thông tin từ Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao cũng cho biết, công dân Việt Nam thường bị bắt ép làm việc tại các tổ hợp lừa đảo trong khu vực. Các đối tượng chủ yếu là nam thanh niên trẻ có nhu cầu tìm việc làm, một số có trình độ nhất định. Bà Phan Thị Minh Giang, Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, cũng lưu ý rằng vấn đề này đặt ra nhiều thách thức cho công tác quản lý di cư. Mặc dù đã có sự tuyên truyền và cảnh báo thường xuyên từ các cơ quan chức năng. Tìm hiểu cùng Hà Gia Phát về vấn đề này nhé!
Nạn lừa đảo tuyển dụng xuyên biên giới
Như IOM chia sẻ, các nạn nhân công dân Việt Nam bị lừa đảo thường được chia thành hai loại: nạn nhân bị mua bán và nạn nhân bị lừa đảo. Điều đáng lo ngại là sau đó, phần lớn nạn nhân bị dụ dỗ để tham gia vào các hoạt động lừa đảo, thường dẫn đến việc họ lôi kéo bạn bè và những người khác vào để đạt đủ chỉ tiêu mà chủ sử dụng lao động ép buộc. Nhiều người tham gia như một mắt xích trong chuỗi tội phạm, và có nhiều trường hợp không mong muốn được giải cứu.
Theo các cơ quan điều tra, trong vài năm gần đây, xuất hiện nhiều đường dây lừa đảo tuyển dụng có sự tham gia của người Việt Nam. Thường thông qua các lời mời công việc hứa hẹn nhiều lợi ích trong các ngành nghề mới như bán hàng, tiếp thị và quản lý nhân sự tại Thái Lan, Philippines và Malaysia.
Ở Việt Nam, ngày càng có nhiều người sử dụng các nền tảng mạng xã hội trực tuyến. Đặc biệt là Facebook (95%) và Zalo (93%), để chia sẻ thông tin và liên lạc với các đơn vị tuyển dụng và môi giới. Các nạn nhân thường có điểm chung là gặp khó khăn trong việc tìm việc làm trong nước, và được hứa hẹn về công việc trả lương cao. Họ thường nhận thông tin tuyển dụng qua các mối quan hệ xã hội trên mạng.
Cảnh báo lừa đảo tuyển dụng xuyên biên giới qua mạng xã hội
Trước khi đi làm việc ở nước ngoài, các nạn nhân thường được đào tạo kỹ năng tin học, và được tuyển dụng vào các vị trí như "chăm sóc khách hàng" hoặc "kinh doanh/bán hàng". Mặc dù đã nhận thức được về những rủi ro này, nhiều cá nhân vẫn tin tưởng và sẵn sàng theo đuổi cơ hội được thành công như những người di cư trước đây.
Bà Park Mihyung, Trưởng phái đoàn Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tại Việt Nam, cũng đã nhấn mạnh rằng Việt Nam đã có những đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy di cư an toàn và chống mua bán người. Theo bà, di cư lao động không chỉ là đặc điểm quan trọng của nền kinh tế toàn cầu mà còn là động lực mạnh mẽ cho sự phát triển và tăng trưởng. Khi người di cư được bảo vệ đầy đủ quyền lợi, họ có thể tận dụng tiềm năng và sức mạnh của lao động di cư.
Bà cũng nhấn mạnh rằng những thay đổi về nhân khẩu học toàn cầu, chuyển đổi kinh tế và biến đổi khí hậu sẽ tiếp tục thúc đẩy tình trạng di cư tại châu Á trong những năm tới. Khu vực này hiện chiếm 14% tổng số lao động nhập cư trên thế giới và đóng góp quan trọng vào nông nghiệp, xây dựng, sản xuất và công việc gia đình.
Bà Park Mihyung cũng lưu ý về những rủi ro mà người lao động di cư có thể phải đối mặt như: thiếu thông tin minh bạch, hợp đồng lao động không rõ ràng, việc không có chỗ ở đầy đủ, và các vấn đề khác như việc trả lương không đầy đủ hoặc bị trả lương thấp. Để giảm thiểu các rủi ro này và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động, IOM đang hợp tác chặt chẽ với chính phủ, các đối tác quốc tế, và các tổ chức xã hội. Nhằm tăng cường an toàn cho con đường di cư của họ và đảm bảo họ được hưởng đầy đủ các quyền lợi.
Di cư an toàn nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động
Bà Park Mihyung cũng nhấn mạnh về các nỗ lực của IOM trong việc nâng cao nhận thức về di cư an toàn, phát triển kỹ năng, kết nối việc làm. Cũng như nâng cao nhận thức về phòng chống mua bán người. Nhằm giảm thiểu các rủi ro bóc lột lao động và cải thiện cuộc sống của người di cư.
Để ngăn chặn tình trạng này, người lao động cần chuẩn bị trước bằng cách nâng cao trình độ chuyên môn. Đồng thời tìm hiểu về chính sách pháp luật của cả Việt Nam và đất nước nơi họ định làm việc, đặc biệt là về các vấn đề liên quan đến phòng chống mua bán người.
Bên cạnh đó, để ngăn chặn lừa đảo tuyển dụng xuyên biên giới, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau đây:
Kiểm tra thông tin công ty và nhà tuyển dụng: Trước khi nộp đơn ứng tuyển, hãy kiểm tra thông tin của công ty và nhà tuyển dụng. Đảm bảo rằng họ có tồn tại thực sự và hoạt động chính thức.
Sử dụng các kênh tuyển dụng chính thống: Ưu tiên sử dụng các trang web tuyển dụng uy tín và chính thống để tìm kiếm việc làm. Tránh ứng tuyển qua các kênh không rõ nguồn gốc.
Không chuyển khoản tiền mặt trước: Không nên đồng ý chuyển khoản tiền mặt hoặc cung cấp thông tin cá nhân nhạy cảm như số thẻ tín dụng trước khi có sự đảm bảo về tính chính thức của công việc.
Chỉ tin tưởng thông tin từ nguồn đáng tin cậy: Đừng dựa vào những thông tin quá hấp dẫn hoặc cam kết không có căn cứ từ phía nhà tuyển dụng.
Báo cáo và chia sẻ kinh nghiệm: Nếu bạn phát hiện bất kỳ hành vi nghi ngờ nào liên quan đến lừa đảo tuyển dụng, hãy báo cáo cho cơ quan chức năng hoặc trang web tuyển dụng để bảo vệ cộng đồng và ngăn chặn những trường hợp tương tự xảy ra trong tương lai.
Cẩn trọng trước các chiêu trò lừa đảo tuyển dụng xuyên biên giới
Bằng cách tuân thủ những nguyên tắc này, bạn có thể giảm thiểu rủi ro trước những hoạt động lừa đảo tuyển dụng xuyên biên giới. Ngăn chặn tình trạng bóc lột trong công việc tại nước ngoài. Tăng tỷ lệ di cư an toàn, giảm được nạn mua bán người, bóc lột sức lao động thậm chí mất mạng do di cư trái phép gây ra.
Xem thêm:
Σχόλια